ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online
Chào mừng bạn đến với diễn đàn ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online ^_^!!

Bạn đang truy cập diễn đàn của chúng tôi với vai trò là Khách (Guest). Vì thế, quyền hạn của bạn ở diễn đàn có thể bị giới hạn.

Hãy đăng ký để trở thành thành viên của diễn đàn chúng tôi ngay hôm nay để có thể sử dụng được tối đa những chức năng cũng như phát huy được tối đa quyền hạn của bạn ở diễn đàn.

Xin cám ơn ^_^!!
ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online
Chào mừng bạn đến với diễn đàn ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online ^_^!!

Bạn đang truy cập diễn đàn của chúng tôi với vai trò là Khách (Guest). Vì thế, quyền hạn của bạn ở diễn đàn có thể bị giới hạn.

Hãy đăng ký để trở thành thành viên của diễn đàn chúng tôi ngay hôm nay để có thể sử dụng được tối đa những chức năng cũng như phát huy được tối đa quyền hạn của bạn ở diễn đàn.

Xin cám ơn ^_^!!

[Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

[Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC Empty [Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

Bài gửi by nguyenl Mon Feb 06, 2017 6:26 pm

Vài tháng qua, những chú hề đáng sợ tấn công khủng bố nước Mỹ, người dân nhiều lần bắt gặp những chú hề bằng xương bằng thịt tại ít nhất 10 bang khác nhau.

Những chú hề hung ác này theo báo cáo đã lùa phụ nữ và trẻ em vào rừng, rượt đuổi người bằng dao và rựa, và la lối người trong xe hơi. Họ được phát hiện loanh quanh trong các nghĩa trang và người đi xe hơi cũng thường bắt gặp họ dọc những con đường làng hoang vắng trong đêm khuya tối mịt.

Đây không phải lần đầu tiên có một làn sóng chú hề đổ bộ vào nước Mỹ. Sau những sự kiện kỳ quái tương tự diễn ra ở khu vực Boston vào những năm 1980, Loren Coleman, nhà nghiên cứu những câu chuyện kỳ bí ví dụ như sự thật đằng sau những con quái vật trong truyền thuyết như Bigfoot và Quái vật Loch Ness, đã đưa ra “The Phantom Clown Theory” (Thuyết Bóng ma Chú hề), dựa trên các vụ bắt gặp chú hề đang ngày càng trở nên cuồng loạn (đôi khi còn có những sự việc chỉ có trẻ em chứng kiến).

[Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC Egeg0p

Không thể xác định được tin nào là giả và tin nào là thật về việc các chú hề lởn vởn đang gây chấn động. Tuy nhiên, thủ phạm có lẽ đang lợi dụng mối quan hệ yêu-ghét chú hề đã có từ lâu trong chúng ta, đụng đến những nỗi sợ cốt yếu mà rất nhiều trẻ em (và một số người lớn) chịu đựng trong cuộc đời.

Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2008 ở Anh đã cho thấy hầu như không có trẻ em nào thực sự thích chú hề. Điều này cũng kết luận rằng thói quen trang trí hình chú hề ở khu vực trẻ em tại các bệnh viện có thể sẽ tạo một môi trường nuôi dưỡng hoàn toàn đối lập. Cũng không ngạc nhiên khi có nhiều người ghét Ronald McDonald đến vậy.

[Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC 10oobpv

Nhưng là một nhà tâm lý học, tôi không chỉ hứng thú với việc chỉ ra chú hề khiến ta khiếp sợ, tôi còn hứng thú với lý do mà ta lại khó chịu với chú hề đến thế. Đầu năm nay tôi đã xuất bản một nghiên cứu có tên “On the Nature of Creepiness” (Bản chất của sự Khiếp sợ) cùng với một học trò của tôi, Sara Koehnke, trên tạp chí New Ideas in Psychology (Ý tưởng mới trong Tâm lý học). Dù nghiên cứu không bàn cụ thể về sự khiếp đảm đến từ chú hề, chúng tôi cũng đã khám phá ra nhiều thứ có thể giúp giải thích cho hiện tượng gây tò mò này.

[Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC 2en5oc0

TIẾN TRIỂN CỦA CHÚ HỀ

Những nhân vật chú hề đã có hàng ngàn năm nay. Từ đó đến nay, những kẻ pha trò (jester) và chú hề (clown) là đối tượng để châm biếm hoặc để chế giễu những người quyền lực. Họ giúp người khác trút xả ưu phiền và được cho phép tự do biểu cảm – chỉ cần giá trị giải trí của họ lớn hơn những khó chịu họ gây ra cho những người tai to mặt lớn.

Những kẻ pha trò và hình mẫu tương tự xuất phát ít nhất là vào thời Ai Cập cổ đại, và từ tiếng Anh “clown” (chú hề) lần đầu xuất hiện đâu đó những năm 1500, khi Shakespeare dùng từ này để miêu tả những nhân vật ngu ngốc trong một số vở kịch của ông. Chú hề rạp xiếc quen thuộc ngày nay – với gương mặt sơn lòe loẹt, tóc giả và bộ đồ ngoại cỡ – xuất hiện ở thế kỷ 19 và có rất ít thay đổi trong 150 năm qua.

Và chú hề độc ác cũng không phải là thứ gì mới mẻ. Đầu năm nay, nhà văn Benjamin Radford đã xuất bản quyển “Bad Clowns” (Những chú hề xấu), trong đó ông ghi lại sự tiến hóa của chú hề trở thành một sinh vật đầy đe dọa không thể đoán biết được.

[Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC 28bgqap

Khái niệm chú hề khiếp đảm thực sự bắt nguồn từ sau khi kẻ giết người liên hoàn John Wayne Gacy bị bắt. Trong những năm 1970, Gacy đến những buổi tiệc sinh nhật trẻ em với tên gọi “Chú hề Pogo” và cũng thường vẽ hình chú hề. Khi cơ quan chức năng điều tra ra được hắn đã giết ít nhất 33 người, chôn hầu hết họ trong căn hầm tại nhà ở ngoại ô Chicago, mối liên hệ giữa chú hề và hành vi thái nhân cách nguy hiểm đã in sâu vào vô thức của người Mỹ.

Sau vụ án Gacy, Hollywood khai thác sự mâu thuẫn yêu ghét trong chúng ta về chú hề và điều này dường như không có dấu hiệu lỗi thời. Pennywise, chú hề trong bộ phim năm 1990 của Stephen King “It” (Nó) có lẽ là bộ phim về chú hề đáng sợ nhất. Nhưng vẫn còn có các bộ phim như “Killer Klowns from Outer Space” (Kẻ giết người Klown đến từ vũ trụ) năm 1988, búp bê chú đáng sợ dưới gầm giường “Poltergeist” (Yêu tinh) năm 1982, chú hề zombie trong “Zombieland” (Vùng đất Zombie) năm 2009 và, gần đây nhất, sát nhân chú hề trong “All Hallow’s Eve” (Đêm Halloween) năm 2013.

[Tâm lý học tội phạm] CHÚ HỀ QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC B85pwo

BẢN CHẤT CỦA SỰ KHIẾP SỢ

uy nhiên, tâm lý học có thể giúp giải thích tại sao các chú hề – nhân vật đáng lý ra mang lại những chuyện vui và trò đùa – lại trở nên khiến ta lạnh sống lưng như vậy.

Nghiên cứu của tôi là nghiên cứu về sự khiếp sợ đầu tiên theo lối kinh nghiệm, và tôi có linh cảm rằng khiếp sợ có thể liên quan đến sự mơ hồ – không chắc chắn phải phản ứng thế nào với một người hay một tình huống.

Chúng tôi tuyển 1,341 tình nguyện viên độ tuổi 18 đến 77 điền vào một cuộc khảo sát trực tuyến. Trong phần đầu của khảo sát, người tham gia đánh giá khả năng một “người khiếp đảm” thực hiện 44 hành vi, như là tiếp xúc ánh mắt một cách kỳ lạ hoặc đặc điểm hình thể như hình xăm nhìn thấy được. Trong phần thứ hai của khảo sát, người tham gia đánh giá độ khiếp đảm của 21 nghề nghiệp khác nhau, và trong phần thứ ba họ chỉ đơn giản liệt kê hai thói quen họ cho rằng khiến họ khiếp sợ. Trong phần cuối, người tham gia đánh giá họ đồng ý đến mức nào đối với 15 phát biểu về bản chất của những con người gây khiếp sợ.

Kết quả cho thấy người được cho là khiếp đảm thường làm nam hơn là nữ (đa số chú hề cũng như thế), sự không thể đoán trước là một yếu tố quan trọng của sự khiếp sợ và tiếp xúc ánh mắt một cách kỳ lạ và những hành vi phi ngôn ngữ khác có thể giúp phát hiện sự khiếp đảm.

Những đặc điểm cơ thể lạ như mắt lồi, nụ cười kỳ dị hoặc ngón tay dài quá mức không khiến ta khiếp sợ một ai đó. Nhưng những đặc điểm cơ thể quái dị có thể khuếch đại khuynh hướng khiếp đảm mà người đó có thể bộc lộ, như việc luôn lèo lái cuộc trò chuyện đến chủ đề tình dục hay không hiểu quy định không được mang bò sát vào công ty.

Khi chúng tôi bảo mọi người đánh giá mức độ khiếp đảm ở các nghề nghiệp khác nhau, đứng ở vị trí đầu danh sách là – bạn thừa biết rồi – chú hề.

Các kết quả đều khớp với giả thuyết của tôi rằng “khiếp sợ” là phản ứng với sự mơ hồ về mối đe dọa và chỉ khi ta không chắc chắn về mối nguy hại ta mới cảm thấy sợ.

Ví dụ, bạn sẽ rất bất lịch sự và lạ lùng nếu bỏ chạy giữa cuộc trò chuyện với một người tỏa ra tố chất gây khiếp sợ nhưng thực chất lại không hề hại ai; cùng lúc đó, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn mặc kệ linh cảm và kết thân với một người thực sự nguy hiểm. Sự mâu thuẫn đó khiến bạn điêu đứng và đầy khó chịu.

Phản ứng này có thể là do quá trình tiến hóa thích nghi để tìm ra cách giữ thận trong trong một tình huống có thể xảy ra nguy hiểm.

LÝ DO CHÚ HỀ KHIẾN TA KHIẾP SỢ

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, không ngạc nhiên khi chú hề khiến ta khiếp sợ.

Rami Nader là một nhà tâm lý học người Canada nghiên cứu về coulrophobia, chứng sợ chú hề. Nader tin rằng chúng sợ chú hề là do chú hề thường trang điểm và hóa trang để che giấu danh tính và cảm xúc thật.

Điều này hoàn toàn khớp với giả định của tôi rằng sự mơ hồ xung quanh chú hề chính là điều khiến họ trở nên đáng sợ. Họ trông rất vui vẻ, nhưng có thật là vậy không? Và họ rất tinh quái, khiến người ta luôn cảnh giác. Người khác tương tác với chú hề mà không bao giờ biết liệu họ có bị úp nguyên một cái bánh vào mặt hay là nạn nhân của một trò đùa chế nhạo. Đặc điểm ngoại hình vô cùng kỳ quái của chú hề (tóc giả, cái mũi đỏ lớn, trang điểm, trang phục diêm dúa) chỉ càng khiến ta thiếu chắc chắn hơn liệu chú hề sẽ làm gì tiếp theo.

Đương nhiên vẫn còn nhiều kiểu người khác khiến chúng ta sợ (người nhồi xác động vật và người lo chuyện mai táng là những ví dụ điển hình về các ngành nghề dễ sợ). Nhưng công việc ấy sẽ rất phù hợp với họ nếu họ khao khát mức độ khiếp sợ nào đó, một mức độ mà ta thường liên tưởng đến chú hề.

Nói cách khác, họ có một cách nhìn khác về sự khiếp sợ.

Nguồn: http://ver1.tamlyhoctoipham.com/

02.06.2017
nguyenl
nguyenl
Thành Viên
Thành Viên

Tổng số bài gửi : 81
Ngày tham gia : 27/12/2016
Giới tính : Nam Tuổi : 23
Chòm sao : Leo Con giáp : Dragon

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết