ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online
Chào mừng bạn đến với diễn đàn ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online ^_^!!

Bạn đang truy cập diễn đàn của chúng tôi với vai trò là Khách (Guest). Vì thế, quyền hạn của bạn ở diễn đàn có thể bị giới hạn.

Hãy đăng ký để trở thành thành viên của diễn đàn chúng tôi ngay hôm nay để có thể sử dụng được tối đa những chức năng cũng như phát huy được tối đa quyền hạn của bạn ở diễn đàn.

Xin cám ơn ^_^!!
ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online
Chào mừng bạn đến với diễn đàn ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online ^_^!!

Bạn đang truy cập diễn đàn của chúng tôi với vai trò là Khách (Guest). Vì thế, quyền hạn của bạn ở diễn đàn có thể bị giới hạn.

Hãy đăng ký để trở thành thành viên của diễn đàn chúng tôi ngay hôm nay để có thể sử dụng được tối đa những chức năng cũng như phát huy được tối đa quyền hạn của bạn ở diễn đàn.

Xin cám ơn ^_^!!

Gloomy Sunday và lời nguyền thần chết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Gloomy Sunday và lời nguyền thần chết Empty Gloomy Sunday và lời nguyền thần chết

Bài gửi by Kenkemcute Thu Dec 29, 2016 8:30 am

Sự ra đời của "Gloomy Sunday"

"Gloomy Sunday" là bài hát kể về tình yêu đã mất được viết vào một chiều Chủ Nhật lạnh lẽo, ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi Reszo Seress. Reszo Seress đã viết nên "Gloomy Sunday" trong một chiều Chủ nhật ảm đạm tại Paris.

Chàng nhạc sĩ đã dành trọn tình yêu cho một người phụ nữ nhưng lại bị cô cự tuyệt. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình cảm đó bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác nên bài hát sầu thảm nhất trong đời. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào đĩa nhạc thời bấy giờ. Nhưng anh đâu ngờ, chính “đứa con tinh thần” ấy lại reo giắc tai họa trong những năm sau đó.

Thoạt đầu, Reszo đã gặp rất nhiều khó khăn khi cố gắng bán "Gloomy Sunday". Tuy bản nhạc đủ hay để các hãng thu âm thời đó có thể nhận lời phát hành nhưng không một hãng nào đồng ý vì bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 đĩa nhạc có giá trị.

Phải đến năm 1935, phiên bản có lời đầu tiên bằng tiếng Hungary của "Gloomy Sunday", do một người bạn của Reszo là Jávor viết lời và Pál Kalmár thể hiện, mới được ghi âm và nhanh chóng gây được tiếng vang lớn, trở thành best-seller ngay trong tuần đầu phát hành.
Gloomy Sunday và lời nguyền thần chết - anh 2
Phiên bản có lời đầu tiên bằng tiếng Hungary của "Gloomy Sunday"trở thành best-seller ngay trong tuần đầu phát hành.

Lời nguyền thần chết ẩn sau "Gloomy Sunday"
Nhưng đó cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng liên tiếp xảy đến. Hân hoan trước thành công ban đầu của "đứa con tinh thần", tác giả Reszo đã gửi thư tới người yêu cũ với mong muốn nối lại tình xưa. Nhưng ngay ngày hôm sau, cô gái đó tự vẫn bằng thuốc độc, bên giường là một mẩu giấy có hai chữ: “Gloomy Sunday”.

Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán cà phê đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sunday". Ông vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bản nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình.

Vài ngày sau đó, tại Berlin, một nữ nhân viên bán hàng đã treo cổ tự tử. Bên trong giày của cô là một tờ giấy ghi bản “Gloomy Sunday”.

Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn hộ chung cư của mình bằng hơi gas đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng cô.

Hàng loạt các vụ tự tử bí ẩn liên tiếp xảy ra có liên quan tới "Gloomy Sunday".

Một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu cuộc đời bằng cú nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bản nhạc này. Một cô bé 14 tuổi nhảy xuống sông tự tử khi trong tay còn đang cầm một bản copy của “Gloomy Sunday”.

Kỳ lạ hơn, tại Italy, một cậu bé đang đi trên đường bỗng gặp một người đàn ông đang chơi bản nhạc “Gloomy Sunday”. Cậu dừng lại, dốc sạch tiền trong túi ra cho người ăn xin đó, rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống sông… tự tử.

Tại nhiều buổi biểu diễn, các ca sĩ chết trong lúc hát, khán giả đột tử trong lúc nghe “Gloomy Sunday”. Có tới 15 quốc gia có người đâm đơn kiện, buộc tội Rezso liên quan đến những cái chết này.

Nhiều người cho rằng, bản nhạc thất tình buồn thảm là nguyên nhân của các vụ tự tử. Nhưng vấn đề này cũng gây tranh cãi, bởi sau đó, nó đã gây ra những cái chết lạ lùng cho những người nghe, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp.

Chính tác giả "Gloomy Sunday" cũng treo cổ tự tử


Dù đã được chỉnh sửa lại, “lời nguyền” chết chóc vô hình trong bản nhạc vẫn tiếp tục gây tai họa. Khi báo chí thống kê số lượng khổng lồ những vụ tự tử bắt nguồn từ bản nhạc này, Rezso thực sự hoảng loạn. Anh chẳng hiểu vì sao “đứa con tinh thần” ra đời trong giây phút tâm trạng u ám, sầu thảm ấy lại gây ra nhiều tai họa đến như vậy.

Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nỗ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm.

Thời gian trôi qua, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Do mang dòng máu Do thái, Rezso bị bắt vào trại tập trung của Đức quốc xã. Sống sót sau địa ngục trần gian này, ông trở thành một nghệ sĩ nhào lộn cho một nhà hát và rạp xiếc. Sau đó, Rezso quay trở lại với sáng tác nhạc nhưng không bao giờ có một tác phẩm nào gây tiếng vang như “Gloomy Sunday”. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.

Tháng 1/1968, Rezso nhảy khỏi cửa sổ căn hộ của mình ngay sau sinh nhật lần thứ 69 nhưng không chết. Sau đó, tại bệnh viện, người nhạc sĩ bất hạnh đã treo cổ để tìm đến sự giải thoát cuối cùng.

Những cái chết bí ẩn dưới góc nhìn khoa học
Từ góc độ khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm cách giải thích nguyên do của những cái chết khó hiểu liên quan đến bản nhạc “tử thần” - "Gloomy Sunday".

Bản nhạc “Gloomy Sunday” với giai điệu sầu thảm, ma mị có thể chính là “giọt nước tràn ly”.

Họ cho rằng vào thời điểm bản nhạc ra đời, Mỹ và châu Âu đang trải qua một thời kì khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng sau Chiến tranh Thế giới thứ I. Một xã hội công nghiệp hóa đang khiến cuộc sống quay cuồng hơn, nạn thất nghiệp gia tăng, cảnh chết chóc, thương vong do di chứng từ chiến tranh… Tất cả đã tác động mạnh đến tâm lý con người và đưa họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, bi quan về cuộc sống.

Bản nhạc “Gloomy Sunday” với giai điệu sầu thảm, ma mị có thể chính là “giọt nước tràn ly”. Hơn nữa, những câu chuyện thêu dệt của dư luận, khiến bài hát càng trở nên “ma quái” hơn cũng đã góp phần tạo nên xu hướng “tự tử dây chuyền” vào thời điểm đó.
Kenkemcute
Kenkemcute
Thành Viên
Thành Viên

Tổng số bài gửi : 13
Ngày tham gia : 27/12/2016
Giới tính : Nữ Tuổi : 21
Đến từ : Hà Nội
Chòm sao : Gemini Con giáp : Horse

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết