ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online
Chào mừng bạn đến với diễn đàn ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online ^_^!!

Bạn đang truy cập diễn đàn của chúng tôi với vai trò là Khách (Guest). Vì thế, quyền hạn của bạn ở diễn đàn có thể bị giới hạn.

Hãy đăng ký để trở thành thành viên của diễn đàn chúng tôi ngay hôm nay để có thể sử dụng được tối đa những chức năng cũng như phát huy được tối đa quyền hạn của bạn ở diễn đàn.

Xin cám ơn ^_^!!
ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online
Chào mừng bạn đến với diễn đàn ZEX - Học Viện Trinh Thám Việt Nam Online ^_^!!

Bạn đang truy cập diễn đàn của chúng tôi với vai trò là Khách (Guest). Vì thế, quyền hạn của bạn ở diễn đàn có thể bị giới hạn.

Hãy đăng ký để trở thành thành viên của diễn đàn chúng tôi ngay hôm nay để có thể sử dụng được tối đa những chức năng cũng như phát huy được tối đa quyền hạn của bạn ở diễn đàn.

Xin cám ơn ^_^!!

[Pháp Y Học] ĐẠI CƯƠNG PHÁP Y

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

[Pháp Y Học] ĐẠI CƯƠNG PHÁP Y Empty [Pháp Y Học] ĐẠI CƯƠNG PHÁP Y

Bài gửi by Harry Jackson Thu Jan 26, 2017 1:32 pm

Pháp y là một lãnh vực của ngành y, phục vụ cho luật pháp, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan hành pháp trong việc điều tra xét xử đảm bảo tính công bằng và khoa học. 

Người giám định viên Pháp y nghiên cứu, ứng dụng hầu hết tất cả các kiến thức y học (sinh vật, sinh lý giải phẫu, sản khoa huyết học...) vào những vụ việc vi phạm đến sức khỏe, tính mạng, phẩm giá của con người khi cơ quan hành pháp yêu cầu (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát...) nhằm chống bọn tội phạm, bảo vệ tính mạng của nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. 

Giám định Pháp y là giám định sức khỏe, bệnh tật thương tích đối với công dân có liên quan đến pháp luật (bị can hoặc bị hại) hoặc khám tử thi các trường hợp chết chưa rõ nguyên nhân, chết do tai nạn, tự tử, án mạng .v.v. 

I. LỊCH SỬ PHÁP Y : 
Giám định Pháp y đã có  từ hàng nghìn năm và phản ánh lịch sử loài người sống trong xã hội có luật pháp. 


THỜI CỔ ĐẠI TRƯỚC CÔNG NGUYÊN 
- Bộ luật Hammourabi, Babylone 1793 trước Công nguyên qui định. Nếu đánh người gây thương tích (gãy xương) thì bị can bị phạt giá trị bằng 1/3 người nô lệ. 

- Bộ luật Do Thái. Khi phẫu thuật mà gây hại cho người bệnh nhân thì phải đền bù giá trị bộ phận tổn thương. 

- Bộ luật Hồi Giáo. Làm người khác bị mù hai mắt phải đền bù 100 con lạc đà nếu người bị nạn là đàn ông, 50 con lạc đà nếu người bị hại là đàn bà. 

THẾ KỶ TRƯỚC VÀ SAU CÔNG NGUYÊN   
Tại La Mã đã có những văn bản liên quan đến Giám định Pháp Y thương tích gây ra cái chết của Cesar do Antistus soạn thảo. 

Thế kỷ thứ XII tại một số nước như Jordan, Israel đã qui định khám định tử thi các vụ án mạng, xác minh thương tích và vật gây thương tích. 

Thế kỷ thứ XIII tại Trung Quốc đã có cuốn sách “Tẩy oan tập lục” nói về việc khám nghiệm các vụ án vào thời đó. Tại Âu Châu các thầy thuốc đã được trưng tập để giám định các vụ phá thai, trúng độc và mọi vụ chết do thương tích. 

Từ thế kỷ thứ XVI, ở các nước Âu Châu sách pháp y đã đề cập đến các mục chấn thương nhiễm độc, hãm hiếp, phá thai và bệnh tâm thần. 

Thế kỷ thứ XVII tại Ý, Zacchias, thầy thuốc của Giáo Hoàng đồng thời là nhà bác học đã viết cuốn “Những vấn đề Y Pháp” có các chuyên mục về chết của trẻ sơ sinh, trúng độc chấn thương, nội dung rất phong phú, có tầm sâu rộng của vấn đề. Sách này là một trong những sách tham khảo chính về Pháp y cho tới thế kỷ XIX. Cũng vào đầu thế kỷ XVII ở Mỹ mới mổ trường hợp Pháp y đầu tiên cho sinh viên tham dự, nhưng sách Pháp y của Mỹ phải nhập từ nước Anh. 

Thế kỷ XVIII tại Pháp, các trường Đại Học Y khoa Paris, Strasbourg Montpellier ở bộ môn Pháp y để đào tạo bác sĩ chuyên khoa Pháp y. Thế kỷ XIX nước Pháp đã có một đội ngũ bác sĩ Giải phẫu bệnh Pháp y nổi tiếng thế giới như Tardieu, Lacassagne .v.v đã đóng góp nhiều kinh nghiệm vào tử thi học (thanatology) được coi là vấn đề cơ bản của y pháp. Năm 1947 - 1948 sau chiến tranh thứ II ở Pháp được ấn hành một bộ luật về ngành Pháp y. 

Tại Liên Xô từ thời Nga Hoàng đến cách mạng tháng mười, Y Pháp chỉ dựa vào kinh nghiệm, ít sử dụng kiến thức y học. Vào thế kỷ XVIII, Pháp y chủ yếu phát triển trong quân đội. 

Năm 1932 viện Y Pháp đã được thành lập ở Mátscơva với cơ cấu tổ chức mới. Ngày 4-7-1939 quyết định của chính phủ Liên Xô nhấn mạnh việc củng cố và phát triển công tác Giám định Pháp y. Giáo sư Popov, viện trưởng Viện giám định Pháp y Mátscơva đã có nhiều công trình về y pháp và viết nhiều sách về y pháp, các tài liệu này được dịch ra nhiều thứ tiếng, lưu hành ở nước ngoài. 

Năm 1958 tập san “Giám định Pháp y” ra đời các bộ môn pháp y của trường Đại học Mátscơva, Kiep, Leningrat... đạt nhiều thành tích trong công tác đào tạo nghiên cứu khoa học. 

Hiện nay trên khắp thế giới, môn pháp y đã trở thành môn khoa học hiện đại. Nhiều sách Pháp y tổng kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ nhiều kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong lĩnh vực Pháp y. 


II. PHÁP Y VIỆT NAM: 
Ở Việt Nam, thời phong kiến, việc khám nghiệm Pháp y đều do các quan lại địa phương chủ yếu là các tri huyện, tri phủ tiến hành (đảm nhiệm). 

Môn Pháp y được đưa vào giảng dạy ở trường Đại học Y Dược Hà Nội từ năm 1919, nhưng chưa thành bộ môn riêng. 

Sau cách mạng tháng Tám, ngày 30-11-45 đã có sắc lệnh số 68 của Chủ 
ch nước về vấn đề công tác tổ chức Pháp y. 

Ngày 25-06-1946 Hồ Chủ Tịch ra sắc lệnh 162 của Chủ Tịch quyết định 
ề hoạt động của ngành Pháp y tòan quốc. 

Ngày 12-12-1956 Bộ y tế và Bộ tư pháp ra thông tư 2795 qui định về một số điểm cụ thể trong công tác giám định Pháp y. thông tư nhấn mạnh như sau: Sự cần thiết phải trưng tập Y - Bác sĩ chuyên môn Pháp y để giúp đỡ công an và tòa án thụ lý những trường hợp tình nghi có sự phạm pháp hoặc nhận xét trách nhiệm của can phạm để định tội, lượng hình cho đúng như các 
ường hợp sau: 

1. Người chết mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc tình nghi có án mạng. 

2. Phụ nữ tình nghi bị hiếp dâm, hoặc phá thai. 

3. Người phạm pháp tình nghi có bệnh tâm thần. 

4. Người chết hoặc bị thương do tai nạn lao động. 

5. Người bị đánh có thương tích.
 
Đối với các Y - Bác sĩ được trưng cầu làm giám định viên mà không chấp hành nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo điều V của sắc lệnh số 162/SL ngày 25-6-1945 và điều I sắc lệnh số 68/SL ngày 31-11-1945. 

Hoạt động giám định pháp y được tổ chức thành các hội đồng giám định pháp y trung ương Tỉnh, Thành phố. 

a. Tổ chức chức giám định pháp y trung ương 
Trụ sở của tổ chức giám định Pháp y trung ương đặt tại Hà Nội. Tổ chức này trực thuộc Bộ y tế, gồm một giám định viện trưởng Pháp y trung ương, hai giám định viên phó Pháp y trung ương và 20 giám định viên chuyên khoa trung ương. 

b. Tổ chức giám định pháp y địa phương (tỉnh, thành phố)
Các tổ chức giám định pháp y tỉnh,  thành phố do chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập. 

Cơ cấu gồm: 

Giám định viên trưởng (Bác sĩ chính - phó giám đốc Sở y tế hay chính - phó giám đốc bệnh viện tỉnh, thành phố). 

- Một (có thể có hoặc không có) phó giám định viên trưởng là giám đốc hoặc phó giám đốc bệnh viện tỉnh, thành phố hoặc bác sĩ chuyên khoa. 

- Các giám định viên, tùy thuộc vào đặc điểm địa phương mà bố trí số lượng gồm: 

+ Các bác sĩ khoa lâm sàng. 

+ Các bác sĩ khoa giải phẫu bệnh lý đã được đào tạo chuyên khoa Pháp y (chịu trách nhiệm thường trực khám nghiệm pháp y). 

+ Các khoa lâm sàng và xét nghiệm giám định  theo yêu cầu giám định về chuyên khoa. 

Ngày 2/11/2006, Viện Pháp y quốc gia chính thức được thành lập sau gần bốn năm chuẩn bị kể từ khi được Bộ Chính trị ra Nghị quyết 08-NQ/TƯ (ngày 2/1/2003) về cải cách tư pháp, trong đó có nội dung chỉ đạo việc quan trọng, cần kíp này. 

Vậy là sau hơn 60 năm  từ ngày lập nước (năm 1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh đầu tiên về công tác pháp y), chúng ta đã có Viện Pháp y của cả nước, một cơ quan chuyên môn cao nhất về một công việc phức tạp nhất, có nhiều kiện tụng dai dẳng nhất trong các loại giám định tư pháp (GĐTP) mà mọi quốc gia phải thường xuyên đối mặt, bởi loại GĐ này liên quan tới tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm con người. 

Trước năm 1988 - Nhà nước ban hành Nghị định 117/HĐBT về GĐTP nói chung - đã hình thành ba lực lượng Pháp y (PY) trong cả nước thuộc ba ngành Công an, Quân đội và Y tế do đòi hỏi bức thiết của hoạt động tố tụng. Từ năm 1988 trở đi, định hình lực lượng PY càng rõ nét ở ba ngành trên và xu hướng theo tập quán quốc tế là: PY Quân đội, phục vụ các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) trong quân đội; PY Công an và Y tế phục vụ các cơ quan THTT ngoài quân đội, trong đó PY Quân đội và Công an làm chuyên nghiệp và PY Y tế làm kiêm nhiệm. 

Cùng với quyết nghị thành lập Viện Pháp y Quốc gia của Bộ Chính trị, ngày 1/1/2005 Nhà nước có Pháp lệnh Giám định Tư pháp (PLGĐTP) tiến bộ hơn thay thế cho NĐ 117/HĐBT còn nhiều bất cập. Theo pháp lệnh này, giám định PY không còn mô hình kiêm nhiệm mà bắt buộc phải làm chuyên nghiệp.  

Theo pháp lệnh, các tỉnh, thành phố có trên 3 giám định viên (GĐV) PY thành lập Trung tâm GĐPY trực thuộc Sở Y tế, nếu có 3 GĐVPY thì thành lập phòng PY thuộc bệnh viện tỉnh.  



III.  NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN: 
1. Nhiệm vụ của giám định viên. 
1.1. Thi hành nghiêm túc quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng. 
1.2. Dựa vào kiến thức chuyên môn y học để tiến hành giám định về sức khỏe, bệnh tật thương tích, tử thi do cơ quan pháp luật trưng cầu. 
1.3. Là người làm chứng, cố vấn, tư vấn trung thực, thật thà, thẳng thắn, vô tư, khách quan trong lĩnh vực điều tra, xét xử các vụ việc thuộc dân sự hay hình sự. 
1.4. Giám định viên phải trực tiếp khám, giám định viết báo cáo, biên bản có ký tên theo đúng thời gian qui định của cơ quan luật pháp. 
1.5. Giám định viên có quyền giữ ý kiến của mình trong phiên tòa. 

1.6. Có nhiệm vụ giữ bí mật kết quả giám định. 
1.7. Giám định viên có nhiệm vụ làm chứng hoặc giải thích trước phiên 
tòa hoặc cơ quan pháp luật về kết quả giám định của mình. 

2. Quyền hạn của giám định viên: 
2.1. Yêu cầu cơ quan pháp luật cung cấp tài liệu tạo điều kiện giám định hợp pháp có liên quan. 
2.2. Chịu trách nhiệm về kết luận giám định mang tính chất pháp lý của mình. Kết quả này hoàn  toàn độc lập, không chịu bị áp đặt, sai khiến, mua chuộc và áp lực từ bên ngoài. 
2.3. Giám định viên có quyền từ chối giám định trong những trường hợp không được cung cấp đầy đủ tài liệu, không được giúp đỡ về các phương tiện cần thiết để tiến hành giám định, hoặc những trường hợp khó quá khả năng của mình. 
2.4. Giám định viên không được giám định trong trường hợp nếu giám định viên là thầy thuốc hay thân thích của nguyên cáo hay bị cáo. 
2.5. Được cơ quan nhà nước bảo đảm an toàn tính mạng. 
2.6. Được trợ cấp, thù lao về công  tác giám định do cơ quan trưng cầu trả. 

IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÁP - Y 
Công tác Pháp y rất phức tạp, đa dạng, có khi nguy hiểm đến tính mạng của giám định viên. Nội dung được chia làm 3 nhóm. 

A. PHÁP Y HÌNH SỰ: (Pháp y tội phạm) 
- Bao gồm các phần sau: 

1. Pháp y tử thi: Khám nghiệm tử thi chưa chôn cất hoặc khai quật tử thi trong các vụ án mạng rõ ràng, chưa rõ ràng hoặc nghi ngờ án mạng các vụ tai nạn… 

2. Pháp y chấn thương: Khám thương tích, di chứng thương tích, định mức tàn phế do thương tích, ảnh hưởng lao động, cuộc sống hàng ngày. 

3. Pháp y tâm thần: Khám tâm thần kẻ phạm tội khi gây án nghi ngờ có bệnh tâm thần để xác định trách nhiệm hình sự đối với can phạm. 

4. Pháp y giả thương: Xác định xem bị can, bị cáo có giả thương, giả bệnh trong các vụ án, hoặc trong các trường hợp trốn nghĩa vụ, lao động. 

5. Pháp y sinh dục: Giám định phá thai phạm pháp khám xét trên sản phụ còn sống hoặc chết, xác định tuổi thai những trường hợp phá thai không có chỉ định. 


6. Pháp y dấu vết: Giám định các trường hợp có liên quan đến hiếp dâm, biến thái tình dục, giám định các tang vật (máu, tinh trùng, lông, mồ hôi, nước bọt, tất cả các đồ vật  liên quan trong vụ án, nghi vấn) đã thu được để phát hiện hung thủ và vấn đề liên quan giữa hung thủ và nạn nhân. 

7. Pháp y độc chất, vi trùng: Giám định các trường hợp có liên quan đến tính mạng công dân do chất độc hại hay vi trùng. 

8. Pháp y cốt học: Xác định giới tính, dân tộc, tuổi của nạn nhân, hồi phục hình dáng con người giống như khi còn sống nhằm mục đích tìm tung tích nạn nhân và tìm hiểu nguyên nhân chết. 

9. Giám định văn bản trong các vụ án đã xử sơ thẩm mà cơ quan phúc thẩm thấy mức án chưa thỏa đáng hoặc khi có chống án. 

10. Làm nhân chứng tại các phiên tòa khi cần thiết. 

11. Làm thành viên của hội đồng thi hành án tử hình. 

B. PHÁP Y DÂN SỰ: 
Bao gồm: 

1. Giám định mức độ tổn thương gây nên do tai nạn lao động hoặc do hành vi trái pháp luật nhằm giúp cho cơ quan luật pháp giải quyết các chế độ bồi thường dân sự hoặc bồi thường sức khỏe cho người lao động hoặc chế độ làm việc, chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với tình trạng sức khỏe sau khi bị tai nạn lao động. 

2. Khám trước khi cưới nhằm phát hiện các bệnh hoa liễu, di truyền, các dị dạng bẩm sinh của đường tình dục nhằm bảo vệ sức khỏe hạnh phúc cho các cặp vợ chồng và cho thế hệ tương lai. 

3. Xác định phụ hệ: Xác định huyết thống trong các trường hợp xác định cha mẹ cho con cái hay tranh chấp con cái có gắn với chia tài sản của bố mẹ. 

C. PHÁP Y NGHỀ NGHIỆP 
Bao gồm: 

1. Kiểm tra những vụ việc thiếu tinh  thần trách nhiệm, sai sót kỹ thuật nghiệm vụ của cán bộ y tế. Gây tàn phế hoặc làm chết bệnh nhân (uống hoặc tiêm nhầm thuốc, cắt nhầm chi, phủ tạng…). 

2. Kiểm tra vi phạm qui chế, chế độ chuyên môn đạo đức y tế mà Nhà nước đã qui định (y tá, hộ lý tự ý chọc dò não tủy…) làm chết hoặc gây thương tích. 

3. Kiểm tra những hành vi lạm dụng nghề nghiệp để cưỡng hiếp làm tổn hại đến thân thể nạn nhân, hoặc dụ dỗ bệnh nhân làm những điều thiếu đạo đức. 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Đăng Chiêu (2008). Bài giảng giám định pháp y. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Luật TP.HCM.
Harry Jackson
Harry Jackson
Administrator
Administrator

Tổng số bài gửi : 260
Ngày tham gia : 24/06/2014
Giới tính : Nam Tuổi : 26
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chòm sao : Scorpio Con giáp : Buffalo

https://zex-vietnam.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết